Xu hướng tìm kiếm trên các Search Engine theo hành vi người dùng

Việc nắm bắt các xu hướng tìm kiếm trên các Search Engine của người dùng sẽ giúp các webmaster tối ưu SEO website tốt hơn, qua đó gia tăng khả năng cạnh tranh trên trang tìm kiếm SERP của Google, có nhiều traffic và chuyển đổi hơn. Hãy cùng iFOX Digital xem đó là những xu hướng nào!

Xu hướng tìm kiếm trên các Search Engine
Xu hướng tìm kiếm trên các Search Engine

Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trở nên phổ biến

Với sự phát triển về công nghệ trong những năm gần đây, tính năng tìm kiếm bằng giọng nói trở nên phổ biến, điển hình là trợ lý Google. 

Theo Search Engine Journals, trong năm 2019 có 25% số người được hỏi lựa chọn sử dụng tính năng tìm kiếm bằng âm thanh, tăng tận 10% so với 1 năm trước đó.

Dự đoán trong các năm tới, tìm kiếm thông qua giọng nói sẽ vượt trên 50%, trong đó 55% đến từ độ tuổi thiếu niên và 44% đến từ độ tuổi người trưởng thành.

Vậy tại sao Voice Search là trở nên ngày càng phổ biến như vậy?

Đầu tiên, tìm kiếm bằng Voice Search nhanh hơn 3,7 lần so với nhập văn bản.

Tốc độ truy vấn của Voice Search
Tốc độ truy vấn của Voice Search

Thứ hai, tìm kiếm bằng giọng nói hoàn hảo cho các tìm kiếm trên thiết bị di động. Trên thực tế, gần 60% người tìm kiếm trên thiết bị di động sử dụng Voice Search ít nhất là “thỉnh thoảng” (theo Stone Temple)

Voice Search được dùng nhiều trên các thiết bị di động
Voice Search được dùng nhiều trên các thiết bị di động

Cuối cùng, Voice Search được cho là  “tiện” hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao hơn một nửa số người được hỏi trong một cuộc khảo sát cho biết họ sử dụng Voice Search để “không cần phải nhập”. (theo Stone Temple). 

Tìm kiếm bằng giọng nói tiện lợi cho người dùng
Tìm kiếm bằng giọng nói tiện lợi cho người dùng

Mọi người thường dùng từ khóa hay những cụm từ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà họ cần. Còn khi sử dụng giọng nói, người tìm kiếm có xu hướng dùng ngôn ngữ tự nhiên để đặt câu hỏi trực tiếp. Trong thực tế, việc sử dụng những câu hỏi dùng ngôn ngữ như trong đời thường đang gia tăng nhanh khi tìm kiếm trực tuyến.

Điều chỉnh cho phù hợp với “ngôn ngữ đời thường” trong tìm kiếm cũng sẽ giúp doanh nghiệp tư duy như một người tiêu dùng chứ không “quá áp đặt” cách nghĩ từ phía người làm tiếp thị. 

Mặc dù các model AI chưa được train nhiều để hiểu tốt tiếng Việt, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy “tính năng Voice Search” đã và đang trở thành xu hướng hành vi tìm kiếm trên các Search Engine.

Featured snippets và microdata

Đoạn trích nổi bật (Featured Snippets) là một trong những giải pháp tối ưu phần nội dung để tăng trải nghiệm cho người dùng, giúp người dùng có thể dễ dàng truy vấn và giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của mình 1 cách nhanh nhất. Khi bạn gõ tìm kiếm thông tin, một đoạn thông tin tóm tắt nổi bật trong bài viết sẽ hiện lên đầu tiên, chiếm gần như toàn bộ không gian của cuộn trang đầu tiên, khiến nội dung website nổi bật áp đảo so với các vị trí số 1-2-3-4. 

Featured Snippets là đoạn nội dung nổi bật được hiển thị trên cùng
Featured Snippets là đoạn nội dung nổi bật được hiển thị trên cùng

Những người trong ngành thường gọi Featured Snippets là TOP 0 Google, bởi nó còn quyền năng hơn cả top 1. 

Mục đích của đoạn trích nổi bật (Featured Snippets) thường nhắm tới việc trả lời trực tiếp cho những tìm kiếm có dạng câu hỏi kiểu như: tại sao…? Như thế nào…?

Featured Snippets quan trọng trong SEO bởi nó sẽ giúp trang web tăng lượng truy cập đáng kể, đó chẳng phải là mong muốn lớn nhất của các nhà quản trị web hay sao. Và khi traffic lớn, thì hiệu quả SEO hay marketing online nói chung được tăng lên.

Với những lợi ích lớn mà vị trí này đem lại, chắc hẳn đây không chỉ là xu hướng nhất thời mà nó còn là chiến lược về lâu dài cho các doanh nghiệp sở hữu website riêng để kinh doanh online. Để có được Google Featured Snippets quả thực không dễ dàng gì và không có gì đảm bảo một trang web nào đó đạt được vị trí này hay không. Google dùng thuật toán riêng của mình để đánh giá và chọn câu trả lời phù hợp cho mỗi câu hỏi tìm kiếm. 

Tuy vậy, chúng ta có thể tìm hiểu và có thể hơi suy đoán cách thức mà Google ưu chuộng, từ đó điều chỉnh trang web của mình theo hướng đó, nhằm đạt mục tiêu tối thượng: Top 0.

Về điều này, iFOX có thể đảm bảo giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược để website đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Nội dung phi văn bản

Trong những hình thức quảng cáo thì Video Marketing là cách có thể truyền tải cùng lúc nhiều thông tin nhất. 

Theo thống kê của Cisco, 82% lượng truy cập web là để xem video và mỗi giây trôi qua sẽ có khoảng 1 triệu phút video được xem trên toàn thế giới.

Có rất nhiều loại video marketing phổ biến hiện nay:

  • Video giới thiệu sản phẩm
  • Video giải thích
  • Video hoạt hình
  • Video chứng thực từ khách hàng
Chèn xen kẽ video vào những nội dung văn bản
Chèn xen kẽ video vào những nội dung văn bản

Việc đưa các nội dung phi văn bản vào kết hợp với văn bản sẽ phục vụ nhiều đối tượng hơn bởi không nhiều người dùng muốn đọc các bài text nhiều và dài. Khi đó, họ có thể nhìn hình ảnh, xem video, thậm chí là nghe audio nội dung bài viết. Vì lý do này, doanh nghiệp cần cố gắng gia tăng phạm vi tiếp cận bằng cách đa dạng nội dung đăng tải, điển hình là Infographic.

Bên cạnh đó, việc lồng ghép những video vào bài viết sẽ mang lại hiệu quả SEO cao hơn rất nhiều so với những bài content text thông thường, cụ thể: khi đưa Video vào trang đích thì tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành đơn hàng có thể tăng đến 80%.

Đúng vậy, video tuy không thể thay hoàn toàn bài viết, nhưng nó giúp trải nghiệm của người dùng hoàn thiện hơn:

  • Video giúp tăng Time Onpage/ Time Onsite (thời gian người dùng xem trang)
  • Video giúp giảm bounce rate (tỉ lệ thoát)

Do đó khuyến khích các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư vào hình thức này. 

Chú trọng vào TOPIC hơn thay vì chỉ tập trung vào KEYWORD và BACKLINK

Đầu tư vào chủ đề thay vì chỉ tập trung tối ưu từ khóa
Đầu tư vào chủ đề thay vì chỉ tập trung tối ưu từ khóa

Lý do là vì, thay vì xé nhỏ nội dung như trước đây thì giờ xu hướng của người dùng mong muốn tìm kiếm thông tin qua các bài viết mang tính chuyên sâu, toàn diện và cung cấp chi tiết, đầy đủ nội dung họ cần tìm kiếm và thông tin liên quan trong 1 bài viết.

Do đó, Google muốn các quản trị viên website (webmaster) hãy cung cấp và tối ưu phần nội dung trên website để phục vụ người dùng theo chủ đề và sử dụng nhiều từ khóa ngữ nghĩa để bổ nghĩa thêm cho keyword, qua đó nâng cao tính chuyên môn của nội dung. Việc sử dụng từ khóa ngữ nghĩa chuẩn thể hiện tính chất chuyên gia của bài viết. Điều này thể hiện rõ qua thuật toán E-E-A-T mới nhất mà google mới cập nhật. 

Hãy nhớ lại trước đây, Google đã đánh bại các đối thủ sừng sỏ khác là Yahoo!, Search hay Bing Search. Tất cả là nhờ Google hiểu ý của người dùng thông qua một vài từ ngữ, mà chúng ta đều gọi là Từ khóa (Keyword)

Nhưng phải công nhận một điều rằng, đôi khi từ khóa không hiểu được đầy đủ và chính xác ý tưởng của người tìm kiếm.

Đó là lý do Google đã cải thiện thuật toán tìm kiếm của họ, khiến nó hiểu chúng ta đang nói về chủ đề gì, ngữ nghĩa gì. Đó là lý do nên tập trung vào chủ đề và ngữ nghĩa nhiều hơn thay vì chỉ bận tâm vào từ khóa.

*Backlink: Bản chất google không phải không coi trọng Backlink như trước nữa, mà Google không khuyến khích việc người dùng lạm dụng backlink để thao túng kết quả tìm kiếm. Thay vào điều đó hãy triển khai các backlink chất lượng, có giá trị với người dùng để tránh vướng phải những thuật toán (Penguin) có thể dẫn tới tình trạng phạt từng page hoặc penalty (all page)

Trên đây là những xu hướng hành vi của người dùng khi tìm kiếm trên Search Engine. Đội ngũ SEO tại iFOX luôn cập nhật những thay đổi và xu hướng mới để có thể sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của sếp một cách tốt nhất.