E- E-A-T là gì? Hiểu rõ E-E-A-T SEO để giúp tối ưu nội dung Website tốt hơn

Nếu bạn là một người làm trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt là một SEOer thì chắc chắn không còn xa lạ với thuật ngữ E-A-T. Nhưng hiện tại E-A-T đã bổ sung thêm một chữ “E” để trở thành E-E-A-T. Vậy E-E-A-T là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết được iFox Digital phân tích sau đây nhé!

E- E-A-T là gì?
E- E-A-T là gì?

 

E- E- A- T là gì? 

Có thể bạn đã nghe về E-A-T SEO nhưng liệu bạn đã cập nhật được E-E-A-T SEO chưa?  E- E-A-T là viết tắt của 4 từ Experience- Expertise- Authority- Trust. Đây là 4 yếu tố mới thay thế cho các tiêu chí cũ của E-A-T mà Google dùng để đánh giá chất lượng nội dung của một website. Nắm rõ được từng yếu tố trong E- E-A-T và ý nghĩa của nó sẽ giúp bạn sản xuất/ tối ưu nội dung SEO giúp website lên top bền vững.

Có thể gọi: E-E-A-T là phiên bản nâng cấp của E-A-T ?

E-E-A-T là bản nâng cấp của E-A-T
E-E-A-T là bản nâng cấp của E-A-T

Như đã đề cập ở trên, E-A-T là khái niệm cũ với 3 tiêu chí là Expertise- Authority- Trust; nay nó đã được nâng cấp thêm yếu tố (E- kinh nghiệm) ở đầu, bổ sung thêm tiêu chí mà Google dùng để đánh giá nội dung thông tin mà website cung cấp.

EXPERIENCE- Yếu tố kinh nghiệm

E- Experience là yếu tố được Google bổ sung vào cuối năm 2022. Google quan tâm và đánh giá cao hơn đến nội dung dựa trên tính trải nghiệm. Nó có thể là bất cứ nội dung nào trên website như: nội dung bài viết, comment, đánh giá sản phẩm… và quan trọng là nó được tạo ra bởi người đã có trải nghiệm thực với sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực đó.

Ví dụ: Bạn chuẩn bị có một chuyến đi du lịch Nha Trang, chắc hẳn bạn sẽ search những thông tin về khách sạn ở đó trước để đưa ra lựa chọn đặt phòng. Hầu hết chúng ta sẽ có xu hướng tìm đọc những bài viết, bài review của những khách đã từng ở khách sạn đó, đã từng trải nghiệm những dịch vụ ở đó. Có lẽ bạn sẽ tin tưởng những lời review đó hơn là những lời quảng cáo của chính chủ khách sạn. Đó chính là yếu tố Kinh nghiệm (Trải nghiệm). Những người tạo ra nội dung review đó là những người đã có kinh nghiệm thực tế về vấn đề họ chia sẻ.

Về phía Google, Google sẽ tìm kiếm thông tin về người đã tạo ra nội dung trên trang web để đánh giá E-E-A-T của họ. Dù bạn đăng nội dung bằng ẩn danh hay tên cá nhân thì Google cũng sẽ lấy cái tên đó để xác định người tạo nội dung có đáp ứng được các tiêu chí E-E-A-T hay không.

E (EXPERIENCE) - Yếu tố kinh nghiệm
E (EXPERIENCE) – Yếu tố kinh nghiệm

Có thể thấy rằng, việc đưa yếu tố E-Experience vào trong E-A-T nhất quán với nhiều cập nhật thuật toán của Google trong những năm qua, đặc biệt là liên quan đến phần đánh giá sản phẩm của người dùng. Những thông tin của người đã có nhiều kinh nghiệm khi chia sẻ sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với người chưa từng sử dụng.

Đối với SEO website, chất lượng nội dung được đánh giá bằng tính độc đáo, tính unique. Tức là nội dung của bạn phải mới mẻ và chưa có ở nơi nào khác.

EXPERTISE- Yếu tố chuyên môn của bài viết

Lấy một ví dụ đơn giản như này: Khi đi khám ở bệnh viện, bạn sẽ cảm thấy an tâm khi được một vị bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề khám hay những lời dự chẩn của một thực tập sinh nào đó? Chắc hẳn bạn sẽ lựa chọn vị bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm bởi họ có chuyên môn cao trong nghề.

Thì đối với Google cũng vậy, E – Expertise là tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn của bài viết, tức là bài viết của bạn phải chuyên nghiệp.

Một trong những cách giúp bài viết của bạn trở nên “tin cậy” chính là đưa ra các nghiên cứu, báo cáo, khảo sát gốc (primary research).

Tuy nhiên chỉ một lượng rất nhỏ các công ty tự sản xuất ra các báo cáo, dữ liệu tổng hợp và nghiên cứu. Còn lại, nhiều công ty đang đi tham khảo các nguồn thông tin của website khác để viết lại thành bài của mình. Những nội dung như này sẽ có giá trị thông tin thiếu tính xác thực cho người dùng và không được google đánh giá cao.

AUTHORITY- Mức độ thẩm quyền

A – Authority (hay Authoritativeness) chỉ mức độ thẩm quyền của tác giả hay website. Tức là khi xét đến điểm số Authority của bạn, Google muốn biết bạn có phải là một “chuyên gia” trong lĩnh vực bạn đang viết không? Có chứng chỉ, bằng cấp trong ngành không? Website của bạn có phải là một đơn vị uy tín trong ngành không?

Nếu bạn cung cấp những bài viết mà bạn có chuyên môn cao trong lĩnh vực đó, Google sẽ đánh giá cao những bài content của bạn. Đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội lên top cao hơn.

Một số người thắc mắc: “Tôi làm freelance, tôi viết content dạo. Và tôi viết bài cho một công ty mỹ phẩm. Vậy chỉ số chuyên môn cho bài content của tôi bị đánh điểm thấp à?”

KHÔNG PHẢI VẬY!

Tính chuyên gia ở đây không nhất thiết người viết phải là 1 chuyên gia, người viết có thể là một chuyên gia hoặc thông tin trong bài viết được cung cấp bởi một chuyên gia có xác thực.

Google chia làm 2 loại nội dung: Nội dung viết bởi người có chuyên môn sâu (expert) và nội dung viết bởi người có chuyên môn thấp nhưng diễn giải tốt, dễ hiểu (enthusiast). Từ đó, Google hiển thị cho 2 loại độc giả tương ứng: người trong ngành và người dùng bình thường. Đôi khi khách hàng của bạn là người dùng bình thường và không có nhu cầu tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn!

TRUST- Độ tin cậy

T (TRUST) - Độ tin cậy
T (TRUST) – Độ tin cậy

T – Trust (hay trustworthiness) trong SEO là độ tin cậy của website, của thương hiệu, của nội dung. Tạo ra nhiều nội dung thì dễ, nhưng làm sao để khẳng định được độ tin cậy cho nội dung đó mới là khó.

Để dễ nắm bắt được, chúng ta cùng xét một ví dụ như sau:

Bạn khẳng định bạn rất giỏi tiếng anh, bạn thành thạo như người bản xứ. Nhưng bạn không có nổi lấy một cái chứng chỉ, không có giải thưởng của cuộc thi tiếng anh nào, thậm chí bạn bè hay người thân bạn cũng chưa từng khen bạn giỏi tiếng anh. Thì, với một người xa lạ, họ sẽ không tin bạn giỏi tiếng anh.

Trust được tạo nên bởi những đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau, không đơn thuần là bạn tự khẳng định nó.

Trustworthiness được coi là yếu tố quan trọng nhất trong E-E-A-T. Bởi nếu website của bạn không đủ độ tin cậy thì các yếu tố khác có cao cũng không gây được lòng tin với khách hàng cũng như với những thuật toán của Google. Có thể nói rằng, mức độ tin cậy chính là nền tảng để xác định xem trang web đó có thật sự an toàn hay không.

Trong SEO, yếu tố Trust được thể hiện rõ nhất bằng Pagerank và Backlink.

Trước đây, keyword + backlink = Combo SEO hủy diệt! Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Google cập nhật thuật toán mới. Để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng, Google đã quyết định phạt những web cố tình spam keyword hay nhồi nhét backlink. Đó là lý do nên xem xét xây dựng backlink chất lượng thay vì số lượng.

Tổng kết về E – E – A – T

Trên đây là những điều bạn cần biết về E-E-A-T. Đó chính là những tiêu chí quan trọng để Google xếp hạng hiện website của bạn trên kết quả tìm kiếm. Khi tối ưu E-E-A-T, đừng quên xây dựng một Content Marketing thật chất lượng, cung cấp cho người dùng những thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất. Các chuyên gia marketing tại iFOX luôn cập nhật những thay đổi mới nhất về SEO, vì vậy chúng tôi biết mình cần làm gì để giúp bạn đưa website lên top Google.