Khi công nghệ đang ngày càng phát triển đã có ra đời nhiều ngành nghề mới như SEO. Vậy SEO là nghề gì? Nó có vai trò như thế nào trong marketing. Cần có những kỹ năng nào để thành công trong lĩnh vực này? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của iFox. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội Dung Chính
Seo là nghề gì? (Khái niệm SEO là gì, nghề seo là gì)
Để bắt đầu chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu SEO là gì? SEO chính là 3 chữ cái viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization. Theo tiếng việt có nghĩa là: “tối ưu công cụ tìm kiếm”. Đây là một phần của marketing, là một cách tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm như (Google, Cốc Cốc, Bing, Facebook hay các nền tảng mạng xã hội khác)
Vậy thì nghề SEO là làm gì? Nghề SEO chính là thực hiện cho một trang web nào đó xuất hiện ngay trong trang đầu tiên (top 10) trên một công cụ tìm kiếm nào đó, đa số là Google. Do đó ở Việt Nam, Search Engine Optimization được ngầm hiểu là SEO trên google.
Tầm quan trọng của nghề SEO
Làm nghề SEO là làm gì?
Vậy SEO là nghề gì? Một nhân viên Search Engine Optimization sẽ phải thực hiện các công việc để tối ưu website của công ty giúp từ khóa xuất hiện trên trang nhất google.
Ví dụ: Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công ty Marketing online chẳng hạn, chúng ta sẽ nhập cụm từ tìm kiếm “công ty marketing online”. Sau đó Google sẽ hiển thị các 10 kết quả trong trang đầu tiên. Và công việc của bạn là tối ưu website để nó xuất hiện trong top 10 tìm kiếm đó.
Đây là một công việc đòi hỏi tính cạnh tranh cao, bạn phải sử dụng các kỹ năng cần thiết để chiến thắng đối thủ, đưa trang web của công ty hiển thị trên top 10. Theo đó, các website sẽ phải cố gắng để có nội dung hấp dẫn, các chiếc lược hay hơn nhưng vẫn phải chuẩn SEO để google có thể xếp hạng.
SEO trong Marketing là như thế nào?
SEO là gì trong marketing? Vâng, SEO chính là một phần trong marketing, hay chính là mảng marketing online. Sử dụng các kênh như SMS – Tin nhắn điện thoại, Email (Gmail, Yahoo, Hotmail,…), hay Youtube, Facebook, Twitter, Tiktok, Google,…để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.
*Ví dụ: Nếu như bạn đang xem một video trên Youtube mà thấy những quảng cáo trước khi xem thì đó chính là một hình thức của SEO marketing. Tương tự đối với Google cũng vậy, khi bạn thực hiện truy vấn một từ khóa bất kì, công cụ này sẽ cho ra kết quả phù hợp với ý định của người dùng. Và thông thường chúng ta sẽ tìm hiểu các gợi ý hiển thị ở ngay trên đầu.
Trong marketing sẽ coi Google như một kênh để tiếp cận khách hàng. Và để thu hút khách hàng tiềm năng, trang web của công ty ít nhất cũng phải ở trên top 10 hay trang 1 của kết quả tìm kiếm. Hay đấy chính là công việc CEO.
Nghề SEO gồm những nghiệp vụ gì?
Công việc hàng ngày của một nhân viên SEO là gì? Đó là: làm kế hoạch, tính toán, sắp xếp mọi thứ.
Trước hết để tối ưu trang web lên thứ hạng mong muốn, bạn cần phải biết lên kế hoạch để có thể thực hiện lần lượt các công việc. Bạn phải biết sắp xếp lưu trữ và phân loại các thông tin để có thể nhanh chóng lấy ra sử dụng khi cần thiết. Phần mềm để bạn làm tốt công việc này là Excel hoặc Google Sheet.
Nghiên cứu từ khóa
Đây là bước rất quan trọng để bạn đánh giá mức độ khó – dễ hay xác định, phân loại từ khóa, là một cách làm tối ưu để đưa từ khóa lên top.
Đánh giá tổng quan về website
Bạn sẽ phải đưa ra các tiêu chí để đánh giá một trang web tốt hay không tốt khi SEO. Thông qua đó cần đưa các phương pháp để cải thiện.
Tối ưu các chỉ số trên một website
Để đưa một website chuẩn SEO, leo lên hạng cao trên Google cần phải chỉnh sửa, cân đối hàng trăm các chỉ số. Do đó đây là một công việc không thể thiếu khi làm SEO.
Biết cách xây dựng liên kết (link building)
Một yếu tố cũng quan trọng góp phần làm nên thành công trong tối ưu công cụ tìm kiếm đó chính là link hay được gọi là backlink. Bên cạnh đó đôi khi cũng cần một số kỹ thuật build link để hỗ trợ, giúp cho website của bạn lên top từ khóa tốt hơn.
Liên tục cập nhật và học hỏi thêm thông tin mới
Đây là yếu tố không phải riêng trong SEO mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này. Cứ mỗi năm 3-4 tháng một lần, google sẽ phải cập nhật cách xếp hạng bài viết một lần. Và nếu như bạn không cập nhật hay học hỏi thêm kiến thức để tối ưu trang web thì website của bạn có khả năng cao là sẽ bị ra khỏi top 10 một cách nhanh chóng.
Những kỹ năng của một nhân viên SEO
Làm thế nào để trở thành nhân viên SEO giỏi? Dưới đây là những kỹ năng không thể thiếu:
Tư duy kỹ thuật (technical skill)
SEO là một phần trong marketing nhưng nó lại thiên về mặt kỹ thuật. Vậy nên bạn cần phải rèn luyện khả năng tư duy, tính toán hay đánh giá các số liệu. IFox xin được gợi ý một số cách để rèn luyện tư duy kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng:
- Đọc sách kỹ thuật
- Tham gia một khóa học
- Thực hiện một dự án về kỹ thuật
- Học lập trình
- Chơi những trò chơi về giải đố, sudoku.
- Học thêm về một ngôn ngữ thứ 2.
Kỹ năng phân tích, suy luận
Để có thể tối ưu được website của mình, bạn cần phải nghiên cứu, tìm ra được những quy luật của Google. Bên cạnh đó bạn cũng phải giải quyết các bài toán hóc búa hay các vấn đề phức tạp như: Tốc độ ảnh hưởng có liên quan đến thứ hạng. Vì sao trang web cần đứng nhất bảng xếp hạng? Và rất nhiều các vấn đề khác liên quan đến óc phân tích và suy luận.
Kỹ năng phản biện
Kỹ năng phản biện rất quan trọng, khi thực hiện một việc gì đó bạn rất hay có thói quen đem lại những niềm tin, nhận định trước đó để đưa ra suy xét. Nhưng khi đã có kỹ năng này bạn sẽ dường như trở thành một người khác nhằm phản đối kịch liệt với những thói quen mà bạn tin tưởng trước đó. Chính điều này sẽ giúp sáng tạo, phát hiện ra những cái mới, hiểu rằng những quy luật SEO của Google hiện đã không còn đúng nữa.
Kỹ năng sắp xếp, phân loại – Kỹ năng Excel
Công việc SEO mang thiên hướng kỹ thuật do đó bạn cần phải dựa vào những số liệu đã thống kê để có thể đưa ra kết luận cho mình. Bởi vậy kỹ năng thu thập, sắp xếp rất quan trọng.
Ví dụ: Những số liệu website lưu ở đâu, phân tích website đối thủ đặt của chỗ nào hay dữ liệu cũ lưu trữ ở đâu, tính toán số liệu như thế nào,… Bạn phải sắp xếp chúng một cách khoa học để có thể lấy ra nhanh chóng khi cần sử dụng.
Kỹ năng lập trình
Quá trình làm việc, nhân viên phải tiếp xúc với rất nhiều website. Những thông tin của website sẽ được lưu trữ dưới các dạng code và chính google cũng được tạo ra từ ngôn ngữ lập trình. Vậy nên bạn cần phải biết một chút kiến thức về lập trình. Chúng sẽ trở nên hữu ích trong các công việc sau:
- Giúp bạn hiểu được cách thức hoạt động của một website.
- Nắm bắt được cách thức hoạt động của Google, cách mà Google đánh giá một trang web.
- Có thêm các kiến thức, sự hiểu biết để có thể mạnh dạn thao tác hay tùy chỉnh mọi thứ trên hosting.
- Có thể giải quyết các vấn đề như website bị hư, bị hack.
- Tối ưu tốc độ cho website.
Kỹ năng viết
Để tối ưu công cụ tìm kiếm thành công không thể thiếu Content. Thông thường việc biên tập nội dung sẽ do nhân viên Content đảm nhận. Nhưng nếu như bạn trang bị cho mình những kỹ năng này, thì ngay cả khi không có họ, bạn vẫn sẽ thực hiện được công việc này. Tuy không cần phải quá xuất sắc, nhưng bạn cũng phải thông thạo những kỹ năng này để có thể tự mình viết bài chuẩn seo cho trang web của mình.
Và nhiều kỹ năng cứng khác
Kỹ năng là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ công việc nào. Dưới đây là những kỹ năng mềm để bạn có thể hoàn thành tốt công việc SEO:
Kỹ năng giao tiếp
Thông thường các SEOer sẽ làm việc theo team, do đó kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hiểu các thành viên trong team và trong công ty, kết nối bạn với đồng nghiệp và rất nhiều các lợi khác nếu như bạn biết giao tiếp hiệu quả.
Kỹ năng xã hội
Khi đã trở thành một phần trong tập thể, bạn phải biết cách kết nối với mọi người. Bạn không cần phải chơi với quá nhiều nhóm, nhưng bạn cần phải biết công việc, vai trò của từng người để phối kết hợp trong khi làm việc.
Kỹ năng tự tạo động lực
Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những việc không theo ý muốn của chúng ta, lúc này bạn rất dễ sinh ra sự chán nản. Do đó bạn cần phải có những suy nghĩ lạc quan, hướng đến mục đích mà bạn bắt đầu để tạo động lực cho mình mỗi khi tinh thần đi xuống.
Một số nhầm tưởng sai lầm về nghề SEO
Liệu bạn đã hiểu đúng về nghề Search Engine Optimization? Cùng tìm hiểu một số sự thật xung quanh nghề SEO web ngay dưới đây nhé:
Nghề SEO giống như nghề làm về IT
Nếu như IT là nghề lập trình máy tính một cách chuyên sâu thì SEO sẽ là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO cần các kỹ năng về soạn thảo văn bản, cài đặt công cụ đặc thù để hỗ trợ cho các chuyên môn khác trong Marketing Online hay phân tích và đo lường kết quả. Do đó nghề SEO chỉ có liên quan đến IT chứ không giống IT.
Nghề SEO chỉ cần có kiến thức tin học, không cần khả năng viết lách
Đây là một nhận định sai lầm hoàn toàn, mà chính là copywriter mới là công việc quan trọng nhất nghề SEO. Hay nội dung mới chính là yếu tố thu hút và giữ chân người đọc. Nếu như chỉ có tối ưu hóa website mà phần thông tin không thực sự hữu ích thì trang web sẽ bị tụt hạng một cách nhanh chóng.
Nghề SEO thì không cần biết design
Điều gây ấn tượng với người dùng chính là một giao diện web đơn giản, dễ dàng sử dụng. Do đó nếu như bạn biết một chút kiến thức về design thì sẽ khiến cho công việc trở nên dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn đó.
Nghề SEO và Marketing chẳng liên quan gì đến nhau
Đây là một nhận định sai hoàn toàn, SEO là một lĩnh vực thuộc marketing. Trong thời đại hiện nay, khi mà marketing online không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp thì SEO như là một công cụ để marketing hiệu quả.
Nghề SEO có thể tự học được
Lầm tưởng này khiến cho rất nhiều tốn nhiều thời gian vào việc tự mày mò, học hỏi nhưng lại chẳng đem được kết quả gì. Bằng chứng cho việc này là có đến hàng ngàn trang web tên domain được lập ra mỗi ngày nhưng chưa bao giờ leo rank trên top 10 Google. Do đó bạn nên tìm một trung tâm uy tín, có nhiều năm trong lĩnh vực giảng dạy về SEO để theo học.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu để bạn có thể trả lời câu hỏi “SEO là nghề gì?”. Mọi thông tin thắc mắc về Search Engine Optimization hay muốn thuê dịch vụ SEO ngoài tin cậy để có chiến dịch marketing hiệu quả vui lòng liên hệ với iFox Việt Nam để được hỗ trợ.
Nội dung: Ifox.vn