Ahrefs là gì? Ahrefs có vai trò gì đối với SEO? Nó có những tính năng gì? Cách sử dụng ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất?…Mời các bạn cùng iFox đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một trong những công cụ được dùng trong SEO với mục đích phân tích. Nó là một Big Data (tức kho chứa dữ liệu lớn) tương tự như Google, chúng được dùng để phân tích web đối thủ hay thực hiện các công đoạn nghiên cứu từ khóa, xây dựng liên kết…
Hiện nay công cụ này đang chứa dữ liệu của hơn 5 tỷ website, 16 nghìn tỷ liên kết và hơn 170 triệu tên miền gốc. Đây được xem là kho dữ liệu đồ sộ hữu ích cho bất kỳ SEOer nào. Vậy ” dùng Ahrefs có mất phí không? ” Câu trả lời là CÓ, để có thể khai thác thông tin tại đây, người dùng cần phải trả một khoản phí nhất định.
Công cụ Ahrefs giúp được gì cho SEO?
Như chúng tôi đã chia sẻ, công cụ Ahrefs được coi là big data với kho dữ liệu đồ sộ. Chính vì vậy đối với các SEOer việc khai thác dữ liệu từ công cụ này để phục vụ công việc seo của mình là điều cần thiết. Cụ thể:
1. Thực hiện Audit Backlink
Trước khi bắt tay vào thực hiện chiến dịch seo mới, các SEOer cần phải Audit Backlink. Muốn thực hiện được điều này, có thể khai thác thông tin và sử dụng công cụ này để phân tích toàn diện link profile. Từ đó cho phép bạn biết được chất lượng backlink.
2. Tìm link tiềm năng
Một trong những ưu việt của Ahrefs được mọi người đánh giá cao, chính là khả năng tìm kiếm cơ hội link từ đối thủ. Nó không chỉ mở rộng nguồn link mà còn giúp các SEOer lấy được các backlink chất lượng.
3. Nghiên cứu từ khóa
Ahrefs là một trong những công cụ giúp các SEOer nghiên cứu từ khóa thuận tiện hơn. Công cụ này cho phép mọi người nghiên cứu từ khóa rất hữu ích. Cụ thể:
- Vào Site Explorer để phân tích đối thủ.
- Tìm ý tưởng bằng cách chọn Organic Search => Organic Keywords.
- Chọn từ khóa phù hợp nhất.
- Theo dõi từ khóa mới trực tiếp của đối thủ.
- Tìm những top page đối thủ tại mục Competing Domains.
- Thông qua Content Gap, bạn sẽ tìm thấy các từ khóa đối thủ xếp hạng cao trong khi bạn chưa có.
4. Phân tích từ khóa và đối thủ
Việc tìm từ khóa đã khó, việc tìm và phân tích từ khóa chất lượng còn khó hơn. Tuy nhiên với công cụ này, công việc nghiên cứu từ khóa của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều bằng quy trình sau:
- Bước 1: Chọn Keyword Explorer
- Bước 2: Điền từ khóa tiềm năng vào tường trống.
- Bước 3: Tham khảo các chỉ số Ahrefs quan trọng:
- Keyword Difficulty
- Search Volume
- Paid vs. organic
- Bước 4: Tại mục SERP Overview, nhấn Export để tải tất cả các URL đang xếp hạng cao.
- Bước 5: Ở file excel, chỉ giữ lại các cột “URL”, “backlinks”, “Referring Domains”, “URL Rating”, “Domain Rating”, và “Facebook”.
- Bước 6: Tính trung bình tổng các chỉ số.
- Bước 7: Dán tên miền hoặc target Landing Page vào file kèm theo các chỉ số tương ứng và đối chiếu, so sánh với đối thủ.
5. Theo dõi từ khóa đối thủ
Nhờ phần mềm Ahrefs giúp các SEOer theo dõi từ khóa đối thủ một cách hữu hiệu và theo dõi từ khóa đối thủ một cách chi tiết nhất.
Để theo dõi các bạn vào mục: Site explorer => nhập tên miền đối thủ => Organic search => Organic Keywords.
Sau đó dùng bộ lọc để biết được từ khóa nào mang đến nhiều traffic nhất cho đối thủ. Tiếp đến bạn sẽ triển khai một bài dựa trên từ khóa đó cho website của mình.
6. Theo dõi tổng Organic Visibility
Đối với việc làm seo, KPI quan trọng nhất trong seo chính là Traffic Organic tính theo dữ liệu Google Analytics. Nhưng ngoài ra các bạn có thể sử dụng các công cụ khác như Ahrefs với số liệu “Total Organic Keywords“.
7. Quản lý thương hiệu
Công cụ này có tính năng gửi thông báo mỗi khi có người nhắc đến từ khóa thương nghiệp. Đây là điều cực kỳ hữu hiệu để thực hiện chiến lược Marketing và quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả.
8. Site Audit
Hiện nay công cụ mà chúng ta đang tìm hiểu là công vụ edit phổ biến, giúp bạn có thể phát hiện kịp thời và xử lý các lỗi kỹ thuật liên quan đến website một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Một số thuật ngữ cần lưu ý khi dùng phân tích SEO
Đối với SEOer, việc nắm rõ và hiểu các thuật ngữ liên quan đến phân tích seo là điều cực kỳ quan trọng. Nó sẽ bổ trợ cho quá trình làm việc trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến mà các bạn cần lưu ý đến:
1. Keywords Difficulty
Keyword Difficulty được hiểu là độ khó từ khóa. Nó phản ánh mức độ khó khăn để có thể đạt được vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa nào đó. Khi hiểu được chỉ số này, bạn sẽ nhanh chóng xác định được những từ khóa nào sẽ nằm trong chiến lược của mình và nó sẽ cung cấp cho bạn ý trưởng về vị trí xếp hạng.
2. Organic Keyword/ Organic traffic/ Organic search
Đây cũng là các thuật ngữ mà bạn cần nắm vững trong quá trình làm việc của mình. Cụ thể chúng được hiểu như sau:
- Organic Keywords (tạm dịch là từ khóa tự nhiên): Đây là từ khóa được dùng để thu hút lượng truy cập miễn phí và trang web của bạn thông qua việc tối ưu công cụ tìm kiếm.
- Organic Traffic: Là ước tính lượng traffic có được từ việc có từ khóa lọt vào top 100. Tuy nhiên nó chỉ thể hiện một phần nào đó, vì lượng search hằng tháng mà Ahrefs cung cấp cho bạn là ở dữ liệu của Ahrefs, không phải từ GA.
- Organic search: Thể hiện sự chuyển động của traffic tự nhiên và Organic Keywords của bạn.
3. Url Rating (UR)
UR là từ viết tắt của URL Rating, nó được dùng để đo sức mạnh của backlink của một URL cụ thể nào đó, cũng như thể hiện khả năng xếp hạng của URL trên Google. Với thang đo logarit từ 1 cho đến 100, giá trị nào lớn hơn thì mang ý nghĩa mạnh mẽ hơn.
4. Domain Rating (DR)
Domain Rating (DR) cho thấy sức mạnh cũng như độ tin tưởng của website dựa trên backlink dẫn đến trang web đó. Chỉ số này chấm điểm website của bạn dựa vào Offpage SEO.
So với chỉ số UR, thì DR có độ chính xác thấp hơn. Chính vì vậy trong trường hợp bạn nhận thấy một trang có DR cao thì vẫn có thể thắng, nếu bạn có nhiều link chất lượng trỏ về website của bạn. Tuy nhiên các bạn cũng cần hiểu, DR cao là chỉ số tốt nếu bạn đang có chiến lược xây dựng link từ diễn đàn, blog, comment…
5. Referring Domains
Referring Domains được hiểu là các domain có link trỏ về website của bạn. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý, không nên để số lượng backlink quá nhiều so với số lượng Referring domains, sẽ gây ra sự hoài nghi và đánh giá thấp chất lượng backlink đó.
6. Ahrefs Rank (AR)
Chính là chỉ số xếp hạng những trang web có trong cơ sở dữ liệu của họ. Chúng sẽ được phân loại theo quy mô, chất lượng của hồ sơ backlink. Các bạn có thể hiểu đơn giản, website nào có nhiều backlink chất lượng thì DR càng cao và AR sẽ càng gần với top 1.
7. Keyword search volume
Keyword search volume sẽ cho chúng ta biết trung bình mỗi tháng sẽ có bao nhiêu người tại một quốc gia nhất định tìm kiếm từ khóa mục tiêu. Lưu ý chỉ số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng địa điểm, vị trí. Do đó các bạn cần chú ý đến vị trí mà bạn đang theo dõi.
8. Clicks
Clicks được hiểu là quảng cáo có thu phí trên một lần nhấp chuột. Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo thể hiện cho mối quan hệ giữa số lần hiển thị quảng cáo và số lần nhấp của người dùng.
9. Cost per click
Cost per click được viết tắt là CPC, đây là chỉ số hiển thị chi phí trung bình của một lần click vào kết quả tìm kiếm trả phí cho một keyword nhất định.
Đây là một con số động, nó có thể thay đổi khi nhà quảng cáo tăng hoặc giảm chi cho quảng cáo của họ.
10. Traffic value
Đây là chỉ số của Ahrefs, nó được tính dựa trên cơ sở số tiền bạn sẽ phải trả nếu muốn nhận được cùng một lượng traffic của từ khóa có xếp hạng Google, trên nền tảng Google Adwords PPC.
Các tính năng chính của Ahrefs?
Ahrefs là một trong những công cụ hữu ích được các SEOer thường xuyên sử dụng, vậy Ahrefs có những tính năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
1. Ahrefs Rank (AR)
Công cụ này sẽ cho bạn biết được website của bạn đang đứng ở vị trí bao nhiêu trong dữ liệu mà công cụ này thu thập được. Bảng xếp hạng này sẽ dựa trên các đánh giá về số lượng cũng như chất lượng backlink trỏ về website của bạn và được xếp hạng từ thấp đến cao.
2. URL Rating
Đây là chỉ số đo lường uy tín của một URL mục tiêu có mức thang điểm từ 1-100, dựa vào chất lượng backlink trỏ về.
3. Domain Rating
Thể hiện cho sức mạnh tổng thể của một tên miền. Nó có thang điểm từ 1-100 và chịu tác động từ các yếu tố như: offpage, backlink.
4. Backlinks
Backlinks được hiểu là những liên kết từ một website nào đó trỏ về website của bạn. Công cụ này sẽ hiển thị tổng số backlinks trỏ đến website hoặc URL mục tiêu.
5. So sánh các chỉ số UR và DR
UR có độ chính xác cao hơn DR. Chính vì vậy backlink nên đặt ở những trang web có chỉ số UR cao, bởi những liên kết này có mức độ uy tín cao hơn và mang lại cho website của bạn nhiều giá trị hơn.
6. Referring Domains
Là các Domains có link trỏ về trang web của bạn. Referring Domains cũng có các thông số như Live/Recent/Historical tương tự như backlink.
7. Organic keywords
Là số lượng từ khóa của một trang web nào đó có mặt trong top 100 kết quả tìm kiếm của Google.
8. Organic traffic
Organic traffic thể hiện lưu lượng người truy cập không phải trả tiền từ google search, nhưng nó chỉ mang tính chất tham khảo và không chính xác 100%.
9. Top content
Đây là một trong những tính năng hữu ích mà Ahrefs mang lại. Nó sẽ thống kê các bài viết trên trang có lượng tương tác lớn từ Google.
10. Keyword Difficulty
Nó cho biết độ khó của một từ khóa để có thể xếp hạng trong trang 1 của Google. Nó cũng được xếp hạng từ thang điểm từ 1-100.
11. Top Pages
Top Pages sẽ hiển thị traffic, value, keywords của tất cả các URL trong một domain theo thứ tự giảm dần. Tại đây các bạn có thể kiểm tra và tối ưu bài viết trên trang của mình.
Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahref nghiên cứu từ khóa
Để có thể khai thác tối đa các tính năng của công cụ này, các bạn cần biết cách sử dụng công cụ đúng chuẩn. Cụ thể như sau:
1. Nghiên cứu từ khóa bằng Ahrefs
Để nghiên cứu từ khóa bằng công cụ này, các bạn có thể thực hiện theo list hướng dẫn dưới đây:
#1. Phân tích URL đối thủ cạnh tranh trong Site Explorer
Sau khi bạn đã chọn được đối thủ, các bạn sẽ vào mục Explorer Site Explorer và nhập URL của đối thủ. Sau đó sẽ chuyển sang bước 2.
#2. Tìm Organic Keywords
Các bạn click vào Organic Keywords. Đây sẽ là nơi các từ khóa xuất hiện, do đó dựa vào đó các bạn có thể tìm kiếm cho mình nhiều ý tưởng trong việc nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên bạn cần chắt lọc ý tưởng và nên sử dụng filter.
#3. Sử dụng Filters
Sử dụng Filters được hiểu là việc chúng ta sử dụng các bộ lọc. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý, đó là xác định rõ trang web của bạn có khả năng xếp hạng hay không? Ngoài ra các bạn cũng cần lưu ý đến 2 vấn đề chính là:
- Trong một số trường hợp, đối thủ không nhắm vào từ khóa cụ thể, mà có thể hiển thị các keywords dài.
- Một số từ khóa dài được xếp hạng ở top 2, top 3 nhưng chỉ liên quan đến các từ khóa chính của đối thủ.
#4. Theo dõi keywords mới của đối thủ
Phía dưới của “Organic keywords”, các bạn click vào mục “New” để theo dõi từ khóa mới của đối thủ.
Khi trang web đã hoạt động được một thời gian, sẽ thu hút được nhiều tín hiệu xã hội, liên kết ngược với tín hiệu của người dùng. Những tín hiệu này sẽ góp phần củng cố thứ hạng cho trang web của đối thủ. Chính vì vậy các bạn cần theo dõi các từ khóa mới mà họ đang nhắc mục tiêu. Sau đó cạnh tranh những từ khóa đó với đối thủ, nhưng các bạn cần phải tạo nên một trang web có giá trị hơn.
#5. Xem trang tốt nhất của đối thủ
Để tìm được trang web tốt nhất của đối thủ, các bạn sẽ vào Organic search => click vào Top pages. Thêm backlinks và các Social Signals, cũng có thể giúp các bạn xác định được giá trị của của các topics đó.
#6. Tìm đối thủ cạnh tranh trong ngành
Để tìm đối thủ cạnh tranh trong ngành, các bạn chọn vào ô “Competing Domains” ở phía dưới ô “Organic search”, để trích xuất được nhiều đối thủ hơn.
#7. Sử dụng công cụ Content Gap Tool
Ngay phía dưới ô “Organic Search” bạn sẽ nhìn thấy “Content gap”. Lúc này nó sẽ hiển thị ra những đối thủ mà bạn không được xếp hạng, nhưng đối thủ của bạn lại được xếp hạng. Tiếp đến đặt URL của đối thủ cạnh tranh vào “Show Keywords thay any of the below targets rank for”, để có thể tìm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.
#8. Tận dụng Keywords Explorer
Đầu tiên các bạn nhấn vào “Keywords Explorer” trong điều hướng. Sau đó Ahrefs sẽ đưa ra hàng loạt dữ liệu về từ khóa để bạn tham khảo. Để tìm kiếm từ khóa tiềm năng các bạn vào mục “Keywords ideas” của Wikipedia. Tại đây sẽ chứa nhiều từ khóa liên quan đến hạt giống ban đầu.
Trên đây là thông tin chi tiết về Ahrefs là gì? Cũng như các thông tin liên quan đến công cụ này mà iFox muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu hơn về công cụ này và đừng quên liên hệ đến chúng tôi nếu bạn cần tư vấn hay giải đáp thêm gì về công cụ này nhé. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các bạn một cách chi tiết nhất.
Nội dung: Ifox.vn