Digital Marketing là ngành gì? Ngành Digital Marketing có triển vọng không?

Digital Marketing là ngành gì mà lại được nhiều bạn học sinh quan tâm đến vậy? Học ngành này có khó không? Cơ hội việc làm trong những năm tới ra sao? Nếu bạn đang tìm hiểu về Digital Marketing thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, iFox sẽ cung cấp những kiến thức tổng quan về lĩnh vực mới mẻ này.

 

Digital Marketing là ngành gì

 

Digital marketing là ngành gì?

Digital Marketing theo tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị kỹ thuật số, được hiểu là toàn bộ các hoạt động marketing có sử dụng các thiết bị điện tử hay mạng Internet để kết nối với khách hàng và quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu cho doanh nghiệp.

Vậy ngành Digital Marketing là gì? Lĩnh vực này chính là toàn bộ các hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Mà trên đó các doanh nghiệp sẽ không tiếp cận với khách hàng theo phương thức truyền thống mà thay vào đó qua các kênh thông tin điện tử. Có thể kể đến một số kênh điện tử phổ biến như Email, Website, Facebook, … thông qua các nền tảng kỹ thuật số này, Marketer (người làm marketing) sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh cho thương hiệu của doanh nghiệp.

Digital Marketing là học những gì?

Trong lĩnh vực Digital Marketing, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong ngành. Các sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng về Kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, Thông tin tài chính cho việc ra quyết định, giới thiệu về Quản trị,…

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đào tạo trọng tâm các kiến thức và kĩ năng chuyên môn như: Xây dựng chiến lược Digital Marketing, Định vị khách hàng mục tiêu, Xây dựng thương hiệu, Phân tích dữ liệu, Tư duy thiết kế,…Để từ đó, sau ra tốt nghiệp, các bạn sẽ tự tin làm việc trong các môi trường kinh doanh toàn cầu.

Tại sao nên học ngành học này?

Theo như báo cáo của các chuyên gia về Xu hướng Digital tại Việt Nam năm 2020- 2021, số người dùng Internet ở Việt Nam là khoảng 68,72 triệu người, chiếm đến 70% dân số. Con số này cho thấy Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội cao hơn 73 triệu người. trong đó số lượng người sử dụng các thiết bị di động để truy cập vào các mạng xã hội cũng đạt mức hơn 67,16 triệu người, chiếm 68% dân số.

Dựa trên số liệu trên có thể thấy tần suất sử dụng Internet và các mạng xã hội ở Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp cũng muốn sử dụng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tạo ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Do đó trong tương lai ngành này sẽ cần nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Digital marketing công cụ tới thành công

 

Một số lĩnh vực chính của Digital Marketing

Sau khi biết được định nghĩa Digital Marketing là ngành gì, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn một số lĩnh vực chính của ngành:

Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho website hoặc blog

Đa phần các doanh nghiệp lớn hiện nay thường có website là nơi cung cấp thông tin chính thông về thương hiệu, là nơi để khách hàng tìm kiếm sản phẩm. Chính vậy một website được thiết kế đẹp mắt, giao diện dễ sử dụng chắc chắn sẽ tạo nên ấn tượng tốt, đem lại nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.

Theo đó UI/UX sẽ liên quan nhiều đến các kỹ năng như nghiên cứu, thiết kế, coding để phát triển các trang web/ ứng dụng.

 

Trải nghiệm người dùng UX - UI

 

Quảng cáo

Quảng cáo (Ads) là một mảnh rất lớn nằm trong Digital Marketing. Đây là một trong những cách thức giúp thương hiệu tiếp cận được với một lượng khách hàng lớn. Hiện nay mỗi trang web hay tài khoản trên các mạng xã hội đều có thể trở thành một “platform” (nền tảng) để quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp. Có thể kể đến các platform được sử dụng phổ biến hiện nay như Facebook, Insragram, Google, Tik Tok,…

Một người làm về Digital Advertising cần có các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về marketing, biết sử dụng những công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, thiết kế và viết content cho quảng cáo.

Content marketing

Tỷ phú Bill Gates đã từng nói: “Content is king” để nhấn mạnh tầm quan trọng của content trong marketing. Dù giao diện website có thao tác thực hiện dễ dàng, thiết kế đẹp đến đâu nhưng nếu không có nội dung thú vị hoặc hữu ích đối với người dùng thì cũng rất khó để giữ chân khách hàng. Những nội dung có giá trị sẽ giúp tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Content Marketing là một lĩnh vực hấp dẫn với những công việc như content writing, copy writer, biên tập, biên kịch, quản lý nội dung mạng xã hội, viết bài SEO (Search Engine Optimization). 

 

Content Marketing

 

SEO – Search Engine Optimization

Khi bạn muốn tìm hiểu về một sản phẩm nào đó, phần lớn sẽ thực hiện tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Chrome,… Và chỉ với một từ khóa “Agency marketing” có thể cho ra hàng triệu kết quả, nhưng chúng ta sẽ chỉ chú ý đến 1-2 kết quả đầu tiên. Vậy thì SEO chính là sự kết hợp của yếu tố nội dung và công cụ Digital Marketing để đưa Website của bạn nên top đầu từ khóa tìm kiếm, tạo sự tiện lợi, uy tín và khách hàng sẽ tự tìm đến bạn.

Lĩnh vực SEO làm các công việc như sáng tạo nội dung, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, tối ưu website,…

Email marketing

Bên cạnh sự phát triển của mạng xã hội, nhiều người vẫn giữ thói quen đón nhận những nguồn tin chính thống từ báo chí, email,… Chính vì vậy, email marketing vẫn là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực Digital Marketing. Đây sẽ là một kênh bổ trợ song song với các hoạt động truyền thông khác của doanh nghiệp. Đây cũng một kênh để tiếp cận với khách hàng rất tốt nếu như bạn biết cách làm nội dung.

Email Marketing sẽ thực hiện các công việc như sáng tạo nội dung, thiết kế, nghiên cứu đối tượng khách hàng, đo lường kết quả.

 

Email Marketing

 

Mức lương ngành Digital Marketing

Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều từ các bạn học sinh. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi sẽ chia làm hai thời điểm

Mức lương khởi điểm

Đối với các sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm sẽ phụ thuộc vào số giờ làm việc của họ. Với công việc Part time thì mức lương sẽ dao động trong khoảng 1,5 -2 triệu/tháng.

Đối với công việc toàn thời gian, trong thời gian thử việc bạn sẽ được nhận từ 80-85% lương cơ bản, tương đương với 5 triệu- 6 triệu/tháng. Và sau thời thử việc, lương khởi điểm sẽ nâng lên từ 7 triệu đến 12 triệu/tháng.

Mức lương theo kinh nghiệm

Mỗi lĩnh vực trong ngành Digital Marketing sẽ có mức lương khác nhau. Tùy theo chính sách của các công ty, nếu bạn làm việc nhiều năm, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm đáng kể, song song đó mức lương cũng được trả tương xứng.

Và mức lương cũng dựa trên từng cấp bậc, đối với nhân viên marketing sẽ rơi vào khoảng 6-8 triệu + lương thưởng. Đối với vị trí quản lý hay trưởng phòng, giám đốc Marketing sẽ rơi vào khoảng từ 20 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Thậm chí có thể lên đến 100 triệu/tháng nếu như bạn có năng lực.

Triển vọng nghề nghiệp chuyên ngành Digital Marketing

Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Digital Marketing đang có bước phát triển rất mạnh mẽ với các nền tảng kỹ thuật số được ứng dụng với công nghệ mới nhất. Do đó lĩnh vực mới mẻ này đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng rất đa dạng.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing, bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và các vị trí khác nhau. Bạn có thể là một nhà quản lý, tiếp thị hoặc quan hệ công chúng, quan hệ khách hàng, phân tích kinh doanh, tài chính, nhân sự hay kinh doanh quốc tế. Nếu bạn yêu thích công việc viết lách có thể chọn làm copywriter, thậm chí có thể làm marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu,…

Qua bài viết iFox đã trả lời các câu hỏi về Digital Marketing là ngành gì? Đồng thời cung cấp đến bạn những thông tin, kiến thức xoay quanh lĩnh vực đang rất hot này. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn định hướng được việc làm sau này. Chúc các bạn thành công.

Nội dung: Ifox.vn

 

Mục nhập này đã được đăng trong Chưa phân loại. Đánh dấu trang permalink.